Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người đang bị bệnh này. Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Trước đây bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng hiện nay thoái hóa khớp gối đang có chiều hướng gia tăng ở người trẻ do lối sống thụ động, ít vận động và chế độ ăn uống không khoa học. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng Polvita tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Để trả lời được câu hỏi “thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?” thì chúng ta cần biết thông tin cơ bản về căn bệnh này. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn biến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Dấu hiệu sớm nhất của bệnh thoái hóa khớp gối là đau vùng mặt trước khớp gối và phát ra âm thanh lạo xạo khi gập, duỗi nhưng nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh.
Về bản chất, thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp thời để bù đắp cho lượng sụn đã mất đi theo thời gian.
Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp gối đang ngày càng gia tăng ở giới trẻ do lối sống thụ động, ít vận động và chế độ ăn uống không khoa học.
Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh đau nhức xương khớp và những lời khuyên
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Một câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa khớp đầu gối là tuổi tác. Khi tuổi tác tăng lên, quá trình tổng hợp sụn trở nên suy yếu hơn. Sau tuổi trưởng thành, tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tự tái tạo nên khả năng tự lành của sụn giảm dần theo thời gian nên rất dễ mắc bệnh khi về già. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến thoái hóa khớp gối ở người trẻ, bao gồm:
- Thừa cân sẽ gây áp lực lên khớp gối, khiến sụn khớp nhanh chóng bị hao mòn và thoái hóa theo thời gian. Khi cơ thể bạn thừa cân – béo phì, tải trọng lớn sẽ làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là khớp gối.
- Di truyền: bao gồm đột biến gen khiến một người dễ bị viêm xương khớp đầu gối khi còn trẻ và hình dạng bất thường của xương đầu gối khiến sụn dễ bị thoái hóa sớm.
- Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do dây chằng trước khớp gối yếu hơn, thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn, nên tình trạng thoái hóa tiến triển nhanh.
- Chấn thương đầu gối tái phát: ở những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực lên khớp như ngồi xổm hoặc nâng vật nặng (25kg trở lên) có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn.
- Chấn thương do chơi thể thao: các môn thể thao cần vận động có thể làm gãy xương bánh chè, xương đùi, giãn hoặc rách dây chằng… gây tổn thương sụn nghiêm trọng. Nếu người bệnh không được điều trị sớm, trục khớp sẽ bị lệch, gây thoái hóa khớp gối dần dần.
- Sử dụng corticosteroid không đúng cách: Corticoid được sử dụng rộng rãi trong các phương pháp điều trị chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, nhưng nếu lạm dụng quá mức có thể làm tăng mức độ thoái hóa khớp gối.
- Lười vận động có thể khiến cơ bắp lỏng lẻo, khớp kém linh hoạt, dễ làm lệch cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng. Nếu thường xuyên tập thể dục để tăng sức mạnh cơ bắp, bạn có thể giảm nguy cơ viêm xương khớp đầu gối tới 30%.
- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất dinh dưỡng khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhầy, uống quá nhiều rượu khiến sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng.
- Một số bệnh cơ xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối.
Xem thêm: Nguyên nhân đau nhức xương khớp – Các biện pháp phòng ngừa
Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?
Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Các bác sĩ khẳng định, đến thời điểm hiện tại, chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng đau nhức và phục hồi sụn khớp trong quá trình điều trị. Bởi đây là căn bệnh khiến sụn đầu gối bị tổn thương và suy giảm chức năng.
Thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu tích cực điều trị, bạn có thể làm chậm quá trình lão hóa của khớp, cải thiện triệu chứng và duy trì hoạt động bình thường.
Thoái hóa khớp gối có thể được điều trị bằng các cách sau:
- Điều trị nội khoa bao gồm dùng thuốc và vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống thoái hóa, giảm đau, thuốc hỗ trợ và cải thiện sức bền khớp. Đồng thời có thể kết hợp vật lý trị liệu để hỗ trợ thư giãn khớp, nâng cao sức khỏe gân, cơ, dây chằng quanh khớp gối, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn nuôi dưỡng vùng thoái hóa.
- Điều trị bằng phẫu thuật bao gồm nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp nhân tạo, trong đó thay khớp thường chỉ được sử dụng khi sụn khớp không thể phục hồi và việc điều trị nội khoa không tiến triển tốt. Với phương pháp nội soi khớp, bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật như khoan kích thích xương hoặc ghép tế bào sụn.
Sản phẩm viên uống hỗ trợ xương khớp tại Polvita:
Xem tất cả sản phẩm hỗ trợ xương khớp
Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối?
Sau khi trả lời được câu hỏi thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không thì tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu xem có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh. Thực tế, thoái hóa khớp là một quá trình tự nhiên nên gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa.
- Duy trì thể trạng thích hợp: Cân nặng của một người càng cao thì áp lực lên các khớp càng lớn. Đặc biệt là vùng khớp gối và bàn chân. Vì vậy, biện pháp hàng đầu cần thực hiện để ngăn ngừa thoái hóa khớp gối là giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt quá tiêu chuẩn.
- Tập thể dục, thể thao vừa phải: Tập luyện cường độ cao có thể vô tình ảnh hưởng đến các lớp sụn mới, yếu. Vì vậy, người bệnh nên chú ý lựa chọn cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, bắt đầu bằng những động tác chậm, nhẹ nhàng sau đó tăng dần tùy theo phản ứng của cơ thể.
- Giữ tư thế cơ thể thẳng: Khi cơ thể ở tư thế thẳng, vùng tiếp xúc giữa hai bề mặt sụn khớp sẽ đạt mức tối đa và áp lực sẽ giảm xuống mức tối thiểu, giúp bảo vệ khớp khỏi áp lực.
- Khi mang, vác vật nặng, người bệnh nên khéo léo vận dụng nguyên lý đòn bẩy ở các khớp lớn để hạn chế tổn thương các khớp nhỏ như cổ chân, cổ tay.
- Bên cạnh đó, để tái tạo sụn khớp, tăng sự dẻo dai, sức bền, người bệnh cũng cần cung cấp những dưỡng chất tốt cho xương và sụn. Tăng cường trái cây và rau quả như dứa, chanh, đu đủ, bưởi… vì những loại trái cây này giúp chống viêm hiệu quả.
- Duy trì nhịp sống hài hòa, thoải mái: Mọi người nên sắp xếp công việc hợp lý, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, đặc biệt là từ độ tuổi 40 trở đi.
- Để phòng ngừa bệnh xương khớp, bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế sinh hoạt. Tránh nằm quá lâu, ngồi quá lâu hoặc đứng ở một tư thế quá lâu vì sẽ ứ đọng tuần hoàn và gây cứng khớp.
- Ngoài ra các bạn có thể dùng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp để hạn chế tình trạng thoái hóa khớp gối. Bạn nên chọn mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín như Polvita.com.vn để đảm bảo hàng chính hãng.
Bài viết trên đây Polvita đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không. Hy vọng qua nội dung bài chia sẻ này các bạn đã có thêm kiến thức về căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Nu-Health – Thương hiệu Mỹ hơn 20 năm đồng hành cùng sức khỏe người Việt
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, việc đảm bảo chế...
Sữa rửa mặt tẩy trang 2 trong 1 phù hợp với mọi loại da
Sữa rửa mặt tẩy trang là sản phẩm dùng để rửa mặt không thể thiếu...
Sữa rửa mặt sáng da, nhẹ dịu, cho làn da nhạy cảm
Sữa rửa mặt là sản phẩm giúp loại bỏ lớp trang điểm, tế bào chết...
Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín là công...
Dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh? Lưu ý khi bổ sung
Vitamin D3 là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hấp thu canxi và duy...
Nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ khi nào là tốt nhất
Dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp chị em làm sạch vùng kín, khử mùi...