Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ và cách phòng tránh

Đánh giá chuyên môn
bởi Bác sĩ Đồng Đức Hùng

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng gia tăng nhưng hầu hết các bạn trẻ đều chủ quan cho rằng đây là dấu hiệu bình thường của việc vận động quá sức. Tuy nhiên nếu không kịp thời can thiệp điều trị sẽ gây ra một số bệnh lý gây đau đớn cho cơ thể. Bài viết này Polvita sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nguyên nhân gây đau nhức xương khớp và một số cách khắc phục hữu ích.

Đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp là tình trạng đau nhức, khó chịu ở các khớp và các cơ xung quanh, làm giảm khả năng vận động. Đau khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, bao gồm các khớp ở cánh tay, chân, cổ, lưng và xương chậu. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần trong thời gian dài.

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng gia tăng
Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng gia tăng

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân gây bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa học là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ như sau:

Tập thể dục quá mức

Tập thể dục giúp xương khớp dẻo dai và cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, tập luyện quá sức trong thời gian dài sẽ khiến xương khớp bị cứng. Những người phải mang vác nặng, phải dùng đến vai, tay, lưng như công nhân, nông dân,… Lâu ngày xương khớp sẽ bị căng, gây đau nhức.

Công việc ít vận động

Tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động khiến các khớp xương mất đi tính linh hoạt. Đây là lý do khiến dân văn phòng thường xuyên bị đau lưng, cổ, vai, lưng dưới. Những người làm việc và chỉ tập trung vận động một số khớp nhất định như cổ tay, bàn tay cũng dễ bị đau nhức xương khớp.

Công việc ít hoạt động dễ bị đau nhức xương khớp
Công việc ít hoạt động dễ bị đau nhức xương khớp

Thừa cân, béo phì

Thói quen ăn uống không khoa học và thiếu vận động là nguyên nhân khiến tỷ lệ béo phì ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh về xương khớp do cơ thể phải gánh vác quá nặng.

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ do áp lực lớn

Áp lực trong công việc và cuộc sống khiến người trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, kéo dài, làm giảm quá trình trao đổi chất, giảm tiết chất nhầy, khiến khớp mất nước và gây đau nhức khi vận động. Khi căng thẳng, bạn sẽ bỏ qua việc tập thể dục hay nghỉ ngơi, điều này chỉ khiến cơn đau khớp trở nên trầm trọng hơn.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ do chấn thương

Chấn thương do công việc hoặc thể thao có thể để lại hậu quả lâu dài ngay cả sau khi điều trị. Khi thời tiết thay đổi hoặc khi mang vác nặng sẽ có cảm giác đau nhức ở chỗ bị tổn thương.

Ngồi sai tư thế

Ngồi lâu không đúng tư thế gây đau khớp và còn gây vẹo cột sống. Đặc biệt là những người trẻ tuổi thường xuyên làm việc với máy tính, ngồi lâu dễ bị đau nhức xương khớp như người lớn tuổi.

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ
Ngồi sai tư thế gây đau mỏi vai gáy và vẹo cột sống

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ cảnh báo bệnh gì?

Nhiều bạn trẻ thường có tâm lý chủ quan khi xương khớp bị đau vì cho rằng tình trạng này có thể tự khỏi. Nhưng trên thực tế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm về xương khớp, cụ thể:

Viêm khớp tự phát

Thanh thiếu niên có thể mắc bệnh viêm khớp không rõ nguyên nhân nhưng khi khởi phát thường có dấu hiệu đau, sưng, đỏ,… Tình trạng đặc biệt của bệnh viêm khớp tự phát ở người trẻ tuổi sẽ gây phát ban, sốt, mệt mỏi, chán ăn và giảm cân. Trong một số trường hợp, nó có thể ảnh hưởng đến lá lách, gan và tim.

Viêm khớp dạng thấp

Khi bạn bị viêm khớp dạng thấp, các khối u nhỏ xuất hiện dưới da quanh khớp, phổ biến nhất là quanh mắt cá chân. Ngoài ra, bệnh còn gây viêm nhiễm ở bàn tay, bàn chân, thậm chí có thể dẫn đến loãng xương nếu không được điều trị kịp thời. Khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, người trẻ cảm thấy đau nhức, di chuyển khó khăn.

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ có thể bị thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp gây ra những cơn đau âm ỉ, tăng dần khi mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Những người trẻ tuổi bị chấn thương, dị tật khớp bẩm sinh hoặc rối loạn dinh dưỡng là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Bệnh gút

Bệnh gút cũng có xu hướng xuất hiện ở giới trẻ. Nguyên nhân là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ăn nhiều chất đạm, thường xuyên uống rượu và lười vận động. Khi mắc bệnh gút, người bệnh có cảm giác đau nhức khi di chuyển.

Có thể thấy, bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi cơ thể cảm thấy đau nhức khớp, bạn cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Cách kiểm soát bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Ngăn ngừa đau xương khớp là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe xương khớp và tránh các vấn đề liên quan như sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng, bao gồm thực phẩm giàu canxi, vitamin D và chất chống oxy hóa. Thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên như tập thể dục, yoga hoặc bơi lội để duy trì sự linh hoạt và sức mạnh của xương và cơ bắp.
  • Tránh các hoạt động gắng sức và chấn thương: Hạn chế các hoạt động có thể gây áp lực mạnh lên khớp như chạy bộ trên bề mặt cứng, nhảy cao hoặc thực hiện các bài tập quá tải. Khi tham gia các hoạt động thể thao phải đảm bảo sử dụng đúng kỹ thuật và trang bị bảo hộ.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Đảm bảo bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, vì áp lực thêm lên khớp sẽ tăng lên khi bạn tăng cân quá nhiều. Duy trì lối sống năng động và ăn uống cân bằng để giữ cân nặng ở mức lý tưởng.
  • Điều chỉnh tư thế làm việc và tư thế ngồi: Nếu công việc của bạn đòi hỏi thời gian ngồi nhiều thì hãy đảm bảo rằng bạn có tư thế làm việc và tư thế ngồi đúng. Điều này giúp giảm căng thẳng và áp lực lên các khớp, đặc biệt là ở vùng cổ và lưng.
  • Khi thực hiện các công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng hoặc làm việc ở tư thế xấu, hãy đảm bảo bạn đeo các thiết bị bảo hộ như khớp và đai hỗ trợ hoặc băng cổ tay để giảm tải cho các khớp và bảo vệ chúng khỏi bị thương.
  • Nếu bạn thường xuyên thực hiện các hoạt động gây áp lực lên khớp, hãy tìm cách thay đổi phương pháp hoặc tạo sự đa dạng. Ví dụ, thay vì chạy bộ mỗi ngày, bạn có thể chuyển sang bơi lội hoặc đạp xe để giảm tải cho khớp.
  • Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như tiểu đường, tăng axit uric máu, viêm khớp hoặc bất kỳ tình trạng khớp nào khác, hãy điều trị và kiểm soát chúng một cách hiệu quả. Điều này giúp giảm nguy cơ đau khớp và bảo vệ sức khỏe chung của bạn.

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng gia tăng, vì vậy cần hiểu rõ về sức khỏe xương khớp của chính mình để có kế hoạch chăm sóc, điều trị và phòng ngừa sớm. Ngoài những cách phòng ngừa bệnh chúng tôi chia sẻ bên trên thì nhiều người còn lựa chọn cách bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp. Các bạn có thể truy cập Polvita.com.vn để tham khảo những sản phẩm này nhé.

Một số sản phẩm bổ sung hỗ trợ xương khớp tại Polvita:

Complete Joint Care

Sản xuất tại : Hoa Kỳ

Co-Cell Type II Collagen Complex

Sản xuất tại : Hoa Kỳ

Bio Calcium Liquid

Sản xuất tại : Úc

SUPER CALCIUM VITAMIN D3+K2

Sản xuất tại : Hoa Kỳ

Liquid Calcium 120

Sản xuất tại : Hoa Kỳ

Liquid Calcium 160

Sản xuất tại : Hoa Kỳ

Shark Cartilage

Sản xuất tại : Hoa Kỳ

WITAMINA D3 + K2

Sản xuất tại : Ba Lan