Những ai không nên uống Omega 3-6-9? Lưu ý khi sử dụng

Đánh giá chuyên môn
bởi Bác sĩ Đồng Đức Hùng

Như các bạn cũng biết Omega 3, Omega 6, Omega 9 là nhóm chất béo có lợi cho cơ thể con người. Tuy nhiên dưỡng chất này lại không có khả năng tự tổng hợp. Chính vì thế chúng ta có thể bổ sung các chất này thông qua chế độ ăn uống hoặc viên uống tổng hợp. Nhưng không phải ai cũng có thể bổ sung loại thực phẩm chức năng này. Bạn có biết những ai không nên uống Omega 3-6-9 không? Cùng Polvita tìm hiểu chi tiết trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Tìm hiểu chung về Omega-3, Omega-6, Omega-9 là gì?

Trước khi tìm hiểu xem những ai không nên uống Omega 3-6-9 thì hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của nhóm Omegas này nhé. Đây là nhóm chất béo không bão hòa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi nhóm Omega sẽ cung cấp những dưỡng chất khác nhau và mang lại những lợi ích khác nhau.

Những ai không nên uống Omega 3 6 9
Tìm hiểu những ai không nên uống Omega 3-6-9

Tác dụng của từng nhóm này được chúng tôi tổng hợp như sau:

Tác dụng của Omega-3

Axit béo Omega-3 là chất béo không bão hòa đa hoặc PUFA (Polyunsaturated Fatty Acids – acid béo không bão hòa đa nối đôi), và là một nhóm chất béo rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Có ba loại axit béo Omega-3 chính, bao gồm: Axit alpha-linolenic (ALA), axit Docosahexaenoic (DHA)axit Eicosapentaenoic (EPA). Những chất béo này có vai trò quan trọng như:

  • Giúp giảm hàm lượng Cholesterol và Triglycerid trong máu.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Chữa phong thấp, đau khớp, cứng khớp.
  • Hỗ trợ phát triển trí não, nâng cao sức khỏe, giảm lo âu và trầm cảm.
  • Tốt cho thị lực, giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp,…

Xem chi tiết: Alaska Omega 3 có tác dụng gì? Liều dùng và những lưu ý

Tác dụng của Omega-6

Giống như Omega-3, Omega-6 là một axit béo không bão hòa đa cần thiết cho chế độ ăn uống của chúng ta. Omega-6 đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe của các tế bào trong cơ thể, giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt. Có bốn loại axit béo Omega-6 chính, bao gồm: Axit gamma-linolenic (GLA), axit Arachidonic (ARA), axit Linolenic (LA)axit Linolenic liên hợp (CLA). Loại axit béo này được cho là có những công dụng sau:

  • Hỗ trợ tăng trưởng thể chất và phát triển tinh thần ở trẻ nhỏ.
  • Giảm nguy cơ mắc những căn bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Giảm nguy cơ mắc những hội chứng rối loạn gây giảm chú ý.
  • Hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị các bệnh đa xơ cứng.
  • Giảm hàm lượng cholesterol xấu, đồng thời giúp tăng hàm lượng cholesterol tốt trong máu.
  • Giảm nguy cơ ung thư.

Tác dụng của Omega-9

Khác với Omega-3 và Omega-6, Omega-9 là một axit béo không bão hòa đơn, không được xếp vào loại thiết yếu do cơ thể có thể sản xuất ra nó. Cơ thể chúng ta sử dụng Omega-3 và Omega-6 để tạo ra một lượng nhỏ Omega-9, và nó được tìm thấy trong nguồn cung dồi dào trong thực phẩm chúng ta ăn. Có bốn loại axit béo Omega-9 chính, bao gồm: Axit oleic, axit Mead, axit Erucicaxit Nervonic. Loại axit béo này có những công dụng sau:

  • Giảm viêm, giảm các triệu chứng lâm sàng, chống tổn thương gan thận khi nhiễm trùng huyết.
  • Nó cũng có lợi cho tim mạch, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Chất béo này giúp tăng độ nhạy insulin nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Omega-9 giúp cải thiện trí nhớ, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân suy giảm hoặc rối loạn nhận thức.

Xem thêm: Tác dụng của Omega 3-6-9 là gì? Có nên sử dụng không?

Trả lời câu hỏi những ai không nên uống Omega 3-6-9?

Vậy những ai không nên uống Omega 3-6-9? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số đối tượng sau không nên bổ sung Omega 3-6-9:

Người bị bệnh tuyến tiền liệt

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng hàm lượng axit béo Omega 3-6-9 cao có thể liên quan đến sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt. Vậy trả lời câu hỏi những ai không nên uống Omega 3-6-9 thì đó là người đang mắc các bệnh về tuyến tiền liệt.

Người mắc bệnh tuyến tiền liệt không nên uống Omega 3 6 9
Người mắc bệnh tuyến tiền liệt không nên uống Omega 3-6-9

Người bệnh đang gặp trình trạng về đường tiêu hóa

Khi bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa có thể diễn ra bất thường và các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hiệu quả. Do đó, Omega 3-6-9 được nạp vào cơ thể sẽ không được dung nạp, gây đầy bụng, khó tiêu. Thậm chí có trường hợp bị tiêu chảy, đau bụng dữ dội. Tốt nhất là nên điều trị các vấn đề về tiêu hóa trước khi dùng dầu cá.

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém hiệu quả
Người mắc bệnh về đường tiêu hóa khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém hiệu quả

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Những ai không nên uống Omega 3-6-9? Đó là những người mắc bệnh tiểu đường. Những người này nếu dùng Omega 3-6-9 khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, tăng nguy cơ biến chứng khi bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dùng Omega 3-6-9 khiến lượng đường trong máu tăng cao
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dùng Omega 3-6-9 khiến lượng đường trong máu tăng cao

Người bị dị ứng với Omega

Một số người bị dị ứng với các loại Omega 3-6-9. Hầu hết các sản phẩm viên uống Omega 3-6-9 được chiết xuất từ cá, hải sản, hạt dinh dưỡng và một số loại vi tảo. Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng khi ăn hàu, cá, trứng, thịt bò, rau và các loại hạt giàu Omega 3-6-9 thì tốt nhất không nên dùng Omega 3-6-9. Khi sử dụng chúng có thể dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa, buồn nôn và nôn, khó thở và đau đầu.

Người bị dị ứng với Omega không nên uống Omega 3 6 9
Người bị dị ứng với Omega không nên uống Omega 3-6-9

Người mắc các bệnh về máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu

Những người mắc bệnh về máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu. Omega còn có nguy cơ làm loãng máu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm đông máu. Theo đó, một số người chuẩn bị phẫu thuật cũng được khuyến cáo tạm ngưng sử dụng những thực phẩm giàu các chất này.

Người bị huyết áp thấp

EPA có trong sản phẩm chứa Omega 3-6-9 có tác dụng giảm huyết áp, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Mặc dù rất tốt cho người huyết áp cao nhưng lại gây nguy hiểm cho người huyết áp thấp. Người bị huyết áp thấp sử dụng sản phẩm này thường xuyên hoặc quá liều rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Có thể bạn quan tâm: Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn? Nên dùng loại nào

Kết luận

Vậy những ai không nên uống Omega 3-6-9? Bài viết đã giúp các bạn trả lời chính xác câu hỏi này. Omega 3-6-9 đều là những axit béo tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những người có vấn đề sức khỏe cụ thể cần cẩn trọng khi sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào nhé.

Một số sản phẩm bổ sung Omega tại Polvita

1. Dầu Cá Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3

Với công dụng:

  • Bổ sung dưỡng chất cho não, tăng thị lực mắt, hỗ trợ nâng cao trí nhớ.
  • Giúp hỗ trợ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ phòng xơ vữa mạch máu, bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ nâng cao thị lực, chống ôxy hóa tế bào.
Sản xuất tại : Hoa Kỳ

2. Dầu Cá Alaska Deep Sea Fish Oil Omega-3,6,9

Với công dụng:

  • Bổ sung dưỡng chất cho não, giúp phát triển não bộ, tăng thị lực mắt.
  • Hỗ trợ nâng cao trí nhớ.
  • Giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa mạch máu, bệnh tim mạch.
Sản xuất tại : Hoa Kỳ

3. Viên Uống Hỗ Trợ Tim Mạch Bio-Omega 3

Với công dụng:

  • Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mỡ máu cao
  • Hỗ trợ giúp cải thiện thị lực mắt
Sản xuất tại : Úc

4. Viên Uống Marine Lipid Complex Omega-3,6,9 Trà Xanh

Với công dụng:

  • Giúp hỗ tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Giúp giảm mỡ máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Giúp bổ sung dưỡng chất cho não, tăng thị lực mắt, hỗ trợ nâng cao trí nhớ.
  • Giúp giảm các triệu chứng như nóng bừng mặt, khó chịu, khô da, khô móng ở các phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Chống oxy hóa, giúp sáng da mịn màng, giảm nếp nhăn.