1. Bán lợi ích chứ không bán đặc điểm: Bạn đừng bao giờ tập trung quá vào việc giới thiệu đặc điểm của sản phẩm mà quên đi lợi ích, tác dụng sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng, điều này hiệu quả hơn.
2. Tìm khách hàng tiềm năng: Họ là những người quan tâm đến sản phẩm của Công ty bạn.
3. Tạo sự khác biệt: Khách hàng nhận thấy từ bạn sự khác biệt và tính ưu việt của sản phẩm đang chào bán so với sản phẩm cùng tính năng của các Công ty khác.
4. Tiếp cận trực tiếp: Tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn cả là gặp trực tiếp, hoặc giao dịch qua điện thoại.
5. Xây dựng mối quan hệ: Thân thiết với khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi giới thiệu sản phẩm.
6. Thăm dò kỹ: Hãy tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đồng thời đưa ra những lời khuyên thích hợp.
7. Hãy lắng nghe: Đừng chỉ giới thiệu về sản phẩm không dứt, nên lắng nghe, trò chuyện cùng khách hàng.
8. Làm tốt công việc hậu mãi bằng cách phải biết khách hàng có thực sự hài lòng với sản phẩm; ghi chép, trả lời rõ ràng những khiếu nại, phàn nàn, luôn thoả mãn mọi thắc mắc của khách hàng.
9. Nhận biết những quan niệm sai lệch:
– Chỉ những người “mồm mép” mới bán được hàng;
– Hoạt động bán hàng chỉ toàn những con số;
– Thăng trầm trong bán hàng là không tránh được;
– Khách hàng từ chối do lỗi của người bán hàng (!?);
– Nghề bán hàng không có tương lai, ít cơ hội thăng tiến.
St
Bài viết liên quan
Câu chuyện kinh doanh – Né chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
Chuyện của các thương nhân biết vận dụng câu chuyện này một cách linh hoạt...
Câu chuyện tái ông thất mã – Họa phúc khôn lường
Ngày xưa có một ông lão sống ở biên giới phía Bắc Trung Quốc giáp...
Giá không phải là tất cả trong cạnh tranh
Cách cạnh tranh thông thường nhất của các doanh nghiệp là cạnh tranh về giá....
Câu chuyện “Hiệu ứng chim mồi”
Các chuyên gia bẫy chim thường huấn luyện một con chim thuần thục dùng để...
Câu chuyện “Bán lược cho sư”
CÂU CHUYỆN BÁN LƯỢC CHO SƯ Một công ty nọ muốn tuyển người bán hàng...
Khám phá đam mê nghề nghiệp của bạn
Trong thời đại công nghệ 4.0 khoa học công nghệ phát triển từng ngày từng...