Mất trí nhớ có thể xảy ra bởi nhiều lý do khác nhau. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Để phòng ngừa hoặc ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ một cách hiệu quả, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh kết hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ. Vậy đâu là nguyên nhân gây mất trí nhớ phổ biến nhất. Hãy cùng Polvita tìm hiểu những nguyên nhân này ngay sau đây.
Mất trí nhớ là bệnh gì?
Chứng mất trí nhớ là tập hợp các dấu hiệu như hay quên bất thường, không thể nhớ được các sự kiện gần đây, khó nhớ lại các vấn đề trong quá khứ,… Bệnh có thể làm giảm chức năng của vỏ não làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nhận thức của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân gây mất trí nhớ phổ biến là gì? Bạn có thể tìm hiểu thông tin tiếp theo mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Hiện nay, bệnh mất trí nhớ đang tiến triển nhanh chóng nhưng chỉ có 1/8 quốc gia có các biện pháp nhằm ngăn chặn sự tiến triển của căn bệnh này. WHO kêu gọi mỗi quốc gia nâng cao khả năng phát hiện sớm căn bệnh này bằng cách đầu tư vào chăm sóc y tế cần thiết.
Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh mất trí nhớ
Dấu hiệu phổ biến của bệnh mất trí nhớ là bệnh nhân không thể nhớ được những ký ức mới hoặc mất trí nhớ hoàn toàn. Tuy nhiên, mỗi dạng mất trí nhớ này sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như:
- Mất trí nhớ: Bệnh nhân sẽ mất khả năng nhớ lại các sự kiện diễn ra trong quá khứ. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó chứng sa sút trí tuệ là nguyên nhân phổ biến nhất.
- Mất trí nhớ gần đây: Khiến bệnh nhân không thể nhớ được các sự kiện gần đây, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân đột nhiên không thể nhớ mình vừa đi đâu, gặp ai và đã làm gì. Nguyên nhân gây mất trí nhớ có thể do tổn thương vùng hippocampus trong não do lạm dụng rượu, chất kích thích, thuốc ức chế hệ thần kinh,… Vùng hippocampus là vùng não đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành ký ức.
- Mất trí nhớ thoáng qua: Chứng mất trí nhớ thoáng qua thường xảy ra ở những đối tượng từng trải qua đau buồn, cảm xúc tiêu cực, khiến người bệnh có xu hướng không chấp nhận sự thật. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân trung niên và người cao tuổi.
Ngoài ra, chứng mất trí nhớ có thể gây ra một số triệu chứng khác bao gồm: nhầm lẫn hoặc nhớ sai ký ức, mất phương hướng khi di chuyển…
Những nguyên nhân gây mất trí nhớ là gì?
Sau khi biết được những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ người bệnh cần có phương án thăm khám bệnh để tìm ra nguyên nhân của bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mất trí nhớ phổ biến nhất như sau:
Sự thoái hóa tế bào thần kinh ở người già
Sau 30 tuổi, mức độ kết nối của các tế bào thần kinh sẽ suy giảm và một số tế bào thần kinh sẽ không còn khả năng sinh sản. Vì vậy, độ nhạy và hoạt động của não cũng giảm đi. Ngoài ra, mức độ lưu thông máu lên não cũng sẽ giảm, não không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khả năng truyền tải và tiếp nhận thông tin của não cũng sẽ giảm sút. Khiến cho quá trình ghi nhớ của não bộ bị ảnh hưởng và suy giảm đáng kể, gây suy giảm trí nhớ.
Thiếu ngủ hoặc mất ngủ kéo dài là nguyên nhân gây mất trí nhớ phổ biến
Khi bạn không ngủ đủ giấc hoặc giấc ngủ không được đảm bảo, các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể nghỉ ngơi, đặc biệt là não. Khi đó não sẽ tiếp nhận thông tin kém hơn và gây mất trí nhớ.
Ăn uống và sinh hoạt không khoa học và lành mạnh
Khi cơ thể tiếp nhận những thực phẩm không tốt, chứa nhiều chất béo, đường hay thực phẩm bị ô nhiễm,… có thể gây suy giảm trí nhớ do các gốc tự do sinh ra từ những thực phẩm trên có thể ảnh hưởng đến cơ thể từ đó ảnh hưởng đến não.
Một chế độ ăn thiếu vitamin thiết yếu cho não cũng sẽ gây rối loạn thần kinh nhẹ và ảnh hưởng đến não. Ngoài ra, những người thường xuyên sử dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích cũng dễ bị suy giảm trí nhớ. Bởi chúng ảnh hưởng đến tâm trí cũng như khả năng cung cấp oxy cho não và gây mất trí nhớ ngắn hạn.
Yếu tố căng thẳng là nguyên nhân gây mất trí nhớ
Khi gặp áp lực hay căng thẳng, não sẽ kém tập trung và cơ thể sẽ phản ứng chậm trước các tình huống. Lúc này người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, khả năng ghi nhớ của não cũng sẽ kém đi và dẫn đến mất trí nhớ.
Một số biện pháp giúp cải thiện chứng mất trí nhớ
Để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, người bệnh cần kết hợp nhiều yếu tố như: điều trị các bệnh liên quan (nếu có), điều chỉnh các vấn đề tâm lý, thay đổi lối sống, dinh dưỡng khoa học, kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Trong đó, việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ có ý nghĩa rất quan trọng để kiểm soát diễn biến bệnh và có ý nghĩa phòng bệnh rất lớn.
Nguyên nhân gây mất trí nhớ có thể được ngăn ngừa hoàn toàn bằng một số biện pháp làm giảm dần các yếu tố nguy cơ như:
- Duy trì thói quen tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong đó có chứng mất trí nhớ. Vì vậy, mỗi ngày mọi người nên dành ít nhất 30 phút để thực hiện các hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, yoga,…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ mất trí nhớ nghiêm trọng trong tương lai. Đặc biệt, phụ nữ trung niên ưu tiên ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ khi bước sang tuổi 70.
- Chú ý đến chất lượng giấc ngủ: Ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện sức khỏe não bộ. Người lớn cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất.
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái: Để quá trình phòng ngừa bệnh mất trí nhớ được hiệu quả nhất, con người cần giữ cho mình luôn trong trạng thái vui vẻ, tránh xa những tác động tiêu cực trong cuộc sống.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần sẽ giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có chứng mất trí nhớ.
Ngoài những biện pháp trên thì nhiều người còn lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ não. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm bổ não uy tín và chất lượng tại địa chỉ Polvita.com.vn. Đây là đơn vị chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng. Vì vậy các bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Như vậy, mất trí nhớ là một tình trạng nguy hiểm đang dần trở nên phổ biến. Giai đoạn đầu của bệnh sẽ được chẩn đoán bằng các dấu hiệu lâm sàng. Vì vậy, để tránh diễn biến xấu, khi có triệu chứng hoặc thấy người thân có dấu hiệu suy giảm trí nhớ hãy đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây mất trí nhớ và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Nu-Health – Thương hiệu Mỹ hơn 20 năm đồng hành cùng sức khỏe người Việt
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, việc đảm bảo chế...
Sữa rửa mặt tẩy trang 2 trong 1 phù hợp với mọi loại da
Sữa rửa mặt tẩy trang là sản phẩm dùng để rửa mặt không thể thiếu...
Sữa rửa mặt sáng da, nhẹ dịu, cho làn da nhạy cảm
Sữa rửa mặt là sản phẩm giúp loại bỏ lớp trang điểm, tế bào chết...
Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín là công...
Dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh? Lưu ý khi bổ sung
Vitamin D3 là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hấp thu canxi và duy...
Nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ khi nào là tốt nhất
Dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp chị em làm sạch vùng kín, khử mùi...