Huyết áp cao là bệnh lý tim mạch mạn tính xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh cao huyết áp là yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh được điều trị sớm và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vậy huyết áp cao gây ra bệnh gì? Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì? Hãy cùng Polvita tìm hiểu thông tin về căn bệnh này nhé.
Huyết áp cao là bệnh gì?
Để biết huyết áp cao gây ra bệnh gì thì chúng ta cần biết thông tin về căn bệnh này. Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu chảy trong động mạch. Huyết áp được tạo ra do sự co bóp của tim để đẩy máu vào hệ thống mạch máu và sự đàn hồi của thành mạch. Khi tim co bóp, nó đẩy một lượng máu vào động mạch và tạo áp lực lên thành động mạch. Áp lực này khiến máu chảy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Huyết áp cao là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng lên. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), được gọi là huyết áp cao khi huyết áp tâm thu >140mmHg hoặc huyết áp tâm trương đo được >90mmHg. Trong khi đó, người có huyết áp bình thường sẽ có chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg.
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh huyết áp cao có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, suy thận và còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao là gì?
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh cũng là yếu tố quan trọng để biết huyết áp cao gây ra bệnh gì. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp mà các bạn nên biết.
- Di truyền: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp khá phổ biến.
- Tuổi tác: Nguy cơ bị bệnh cao huyết áp tăng theo tuổi tác. Khi chúng ta già đi, các mạch máu có thể trở nên cứng hơn và không thể co giãn linh hoạt như trước, dẫn đến huyết áp tăng cao.
- Lối sống không lành mạnh: Ăn nhiều muối, thiếu chất xơ, thức ăn nhanh, uống rượu và hút thuốc là nguyên nhân gây cao huyết áp. Ngoài ra, thiếu hoạt động thể chất, mất ngủ và căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.
- Các bệnh khác: Một số bệnh khác như bệnh thận, bệnh tim, bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp cũng làm huyết áp tăng.
- Tác dụng của thuốc: Dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh hoặc các loại thuốc khác cũng có thể làm tăng huyết áp.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu, nước ối quá nhiều, có tiền sử cao huyết áp hoặc tiểu đường… có nguy cơ bị cao huyết áp sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
Để giảm nguy cơ cao huyết áp, điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh và theo dõi các yếu tố nguy cơ. Nếu nghi ngờ bị cao huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ huyết áp cao gây ra bệnh gì và những triệu chứng của bệnh. Hầu hết những người bị huyết áp cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, khi huyết áp cao trở nên trầm trọng hơn, một số triệu chứng phổ biến có thể thấy như:
- Đau đầu: Cảm giác đau hoặc nhức đầu liên tục, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chóng mặt, choáng váng, cảm giác mất thăng bằng, thậm chí có thể ngất xỉu do huyết áp tăng đột ngột.
- Mệt mỏi và khó thở: Cảm thấy mệt mỏi, ngay cả sau khi thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Do áp lực trong mạch máu tăng cao, tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi khắp cơ thể, dẫn đến khó thở.
- Thay đổi tâm trạng và lo lắng: Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến con người trở nên cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn hoặc lo lắng.
- Thay đổi thị lực: Một số người bị huyết áp cao có thể cảm thấy mắt mình mờ, gây ra những thay đổi về thị lực.
- Buồn nôn và nôn: Trong trường hợp nặng, huyết áp cao có thể gây buồn nôn và nôn.
Huyết áp cao gây ra bệnh gì?
Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là huyết áp cao gây ra bệnh gì và những biến chứng mà huyết áp cao có thể gây ra. Hãy cùng tìm hiểu ngay những biến chứng nguy hiểm và khó lường này nhé!
Biến chứng bệnh tim mạch khi bị tăng huyết áp
Đây là vấn đề mà nhiều bệnh nhân đang gặp phải, bởi khi bị tăng huyết áp, động mạch vành rơi vào tình trạng tắc nghẽn dẫn đến lưu lượng máu đến cơ tim giảm rõ rệt.
Khi bị thiếu máu cơ tim, bạn sẽ có những triệu chứng đau ngực trái. Cơn đau thường kéo dài khoảng 15 – 20 phút rồi kết thúc. Nhiều khi người bệnh còn cảm thấy đau lan sang các cơ quan lân cận như cánh tay hay cằm.
Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra nếu bạn căng thẳng, mệt mỏi hoặc làm việc quá sức. Tốt nhất, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi để giảm đau.
Huyết áp cao gây ra bệnh gì? Chứng phình động mạch
Huyết áp cao có thể khiến mạch máu yếu đi và sưng lên, gây chứng phình động mạch. Nếu chứng phình động mạch vỡ, nó có thể đe dọa tính mạng. Chứng phình động mạch thường xảy ra phổ biến ở động mạch chủ.
Gây đột quỵ khi bị huyết áp cao
Huyết áp cao làm cho các động mạch cung cấp máu và oxy cho não bị vỡ hoặc bị tắc, dẫn đến chết tế bào não, gây đột quỵ. Ngoài ra, trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến khả năng nói, vận động và các vấn đề khác.
Huyết áp cao có thể gây bệnh thận
Huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây bệnh suy thận. Vì bệnh kéo dài có thể khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp hoặc suy yếu. Các mạch máu bị tổn thương khiến thận không thể lọc chất thải từ máu một cách hiệu quả.
Một số biến chứng khác
Khi mắc bệnh cao huyết áp, người bệnh thường phải đối mặt với nhiều biến chứng. Ngoài các biến chứng kể trên, người bệnh còn có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và tổn thương mắt. Vì vậy, việc khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết.
Xem thêm: 14 cách hạ huyết áp tự nhiên tại nhà không dùng thuốc
Cách phòng ngừa bệnh huyết áp cao hiệu quả
Với những chia sẻ trên bạn đã biết huyết áp cao gây ra bệnh gì rồi đúng không? Với những biến chứng sức khỏe nguy hiểm do cao huyết áp gây ra, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các yếu tố như giảm lượng muối, ưu tiên sử dụng trái cây và rau xanh, hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao.
- Đối với người lớn tuổi, bạn có thể duy trì các bài tập nhẹ nhàng như thiền, yoga, dinh dưỡng, đi bộ,…
- Tránh hút thuốc, uống rượu, đồ ngọt hoặc sử dụng chất kích thích.
- Có thể nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
- Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu bạn béo phì hoặc thừa cân.
- Thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những thông tin về huyết áp cao gây ra bệnh gì. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo để người bệnh hiểu rõ hơn về biến chứng của bệnh và có phác đồ điều trị ổn định huyết áp.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết liên quan
Nu-Health – Thương hiệu Mỹ hơn 20 năm đồng hành cùng sức khỏe người Việt
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực và bận rộn, việc đảm bảo chế...
Sữa rửa mặt tẩy trang 2 trong 1 phù hợp với mọi loại da
Sữa rửa mặt tẩy trang là sản phẩm dùng để rửa mặt không thể thiếu...
Sữa rửa mặt sáng da, nhẹ dịu, cho làn da nhạy cảm
Sữa rửa mặt là sản phẩm giúp loại bỏ lớp trang điểm, tế bào chết...
Một số lưu ý khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ
Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch vùng kín là công...
Dấu hiệu thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh? Lưu ý khi bổ sung
Vitamin D3 là dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hấp thu canxi và duy...
Nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ khi nào là tốt nhất
Dung dịch vệ sinh phụ nữ giúp chị em làm sạch vùng kín, khử mùi...